Menu

Hotline tư vấn

091 55 00 844 - 0968 923 305

Giỏ hàng

0 Sản phẩm
Danh mục sản phẩmDanh mục sản phẩm

Nghi lễ Thờ Cúng và các bài văn khấn

Ngày đăng: 24/10/2022 - 9:47 AM | Người đăng: Phong Thuỷ Việt Nam | Lượt xem: 36 Lượt xem
Nghi lễ Thờ Cúng và các bài văn khấn
LỜI NÓI ĐẦU
Việc thờ cúng, nghi lễ của người Việt Nam đối với tổ tiên, Phật, Thánh, Thần là một nét đẹp văn hóa trong truyền thống uống nước nhớ nguồn của dân tộc ta. Những nghi lễ là một mối dây ràng buộc tinh thần có ý nghĩa giáo dục đạo hiếu con người, tỏ lòng biết ơn, nhớ đến cuội nguồn, dạy con người không nên kiêu ngạo, tạo nên một sức mạnh huyền bí gắn kết giữa những người hiện tại với quá khứ.
Theo quan niệm của ông bà ta xưa, trong đời mỗi con người có rất nhiều nghi thức trong lễ, tế mà mỗi người, mỗi nhà phải tuân thủ để làm tròn đạo với tổ tiên ông bà và với Trời - Đất. Các nghi thức trong lễ, tế như: Sắm lễ, thắp hương, cầu khấn luôn luôn được những thế hệ người Việt Nam đi trước giữ gìn, tôn trọng và truyền lại cho con cháu thế hệ sau.
Trong phong tục tập quán của mình, người Việt Nam vừa thờ cúng Tổ tiên, vừa thờ cúng Thần, Thánh, Phật, Tiên. Vì vậy, các nghi thức trong cúng tế rất phong phú, đa dạng. Tuy nhiên cùng với thời gian, xã hội có những biến thiên, các nghi thức lễ tế cũng có những thay đổi nhất định theo từng địa phương, vùng miền, cách hành văn trong văn tế lễ cũng khác xưa nhưng tựu chung lại mục đích, ý nghĩa đều thống nhất  với nhau. Để lưu giữ những nghi thức của tiền nhân, người viết xin chép lại các nghi lễ thường được nhân dân ta áp dụng trong cuộc sống để giới thiệu đến bạn đọc.
Mặc dù đã rất cố gắng trong quá trình biên soạn nhưng chắc chắn cuốn sách không sao tránh khỏi những hạn chế thiếu sót. Chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp của bạn đọc để lần tái bản, cuốn sách được hoàn thiện hơn.

Soạn giả: Hoàng Tôn Quyền


PHẦN MỘT

SƠ LƯỢC NGHI LỄ CÚNG BÁI VÀ TẾ LỄ CỦA NGƯỜI VIỆT

Nghi-thuc-cung-bai-gia-tien-gia-toc
Phong tục là qui ước, thói quen đã được nhiều người chấp nhận qua một thời gian dài. Phong tục nhiều khi có những nghi thức phức tạp, cầu kỳ, rườm rà, tỉ mỉ không giải thích được lý do tại sao lại “phải” như thế? mà chỉ biết làm theo cho đúng (có lẽ lời giải thích đã không còn thích hợp; hoặc thất truyền, mất đi theo thời gian).
Trong mỗi gia đình Việt Nam chúng ta, dù theo đạo nào cũng vậy,phong tục thờ cúng tổ tiên là cách biểu thị lòng nhớ ơn tổ tiên cũng như lòng thương kính và hiếu thảo đối với ông bà cha mẹ. Đây là một truyền thống văn hóa tốt đẹp của người Việt mà chúng ta cần phải duy trì, để con cháu ta có cơ hội học hỏi và hiểu được ý nghĩa của việc thờ cúng ra sao.
Thờ cúng là nghi lễ của tôn giáo; cũng là phương thức cúng tế vị “Thần” vô hình tối cao theo quan điểm tôn giáo đó.
Ở đây, chúng ta chỉ bàn đến nghi thức “Cúng bái và Tế lễ ”tức là thể thức dâng đồ lễ lên tổ tiên ông bà, thần linh của đạo thờ tổ tiên và thờ thần.

NGHI THỨC CÚNG BÁI (GIA TIÊN VÀ GIA TỘC)

Nói chung, những giới luật cúng bái có chỗ “đại đồng tiểu dị” qua nhiều thời đại và địa phương, nghi thức cúng bái thay đổi, hoặc đề ra giới luật không giống nhau, có quan điểm khác nhau ít hay nhiều, nhưng  tựu trung thì mục đích vẫn thống nhất với nhau.
Có rất nhiều tài liệu khác nhau về cúng bái, người viết xin ghi chép lại các nghi lễ thường được dùng; đồng thời xin mạo muội góp vài ý kiến, tạm gọi là để “hướng dẫn”.Đọc giả có thể tùy nghi dựa theo đây mà thêm hoặc bớt để hợp với hoàn cảnh của cá nhân mình.

CÚNG

Việc cúng thường được tổ chức trong khuôn khổ gia đình hay họ (tộc) và do gia trưởng hay trưởng tộc làm chủ, lo lấy việc hành lễ. Mỗi lần cúng đều có đồ tế lễ.
Cúng khi có giỗ Tết, kỵ nhật, có chuyện thay đổi lớn lao trong gia đình (đi xa,dựng vợ gả chồng, xây dựng nhà cửa, nhập trạch, khai trương hàng quán thương mại…)
Tùy theo hoàn cảnh giàu nghèo, cúng có đồ lễ gồm: trầu, rượu, hoa quả, vàng mã, hương (nhang), cỗ chay, cỗ mặn… và nước.Tuy nhiên, quý đọc giả cũng phải lưu ý rằng: đồ cúng phải là đồ thật, không cúng đồ lễ giả như trái cây nhựa, hoa giả…
Sau khi đặt đồ lễ lên bàn thờ, thắp đèn (hoặc nến), gia trưởng (hoặc trưởng tộc, hoặc người đại diện cúng lễ) khăn áo chỉnh tề, thắp hương cắm lên bình hương và đứng nghiêm trang khấn vái.Trước hết để trình bày lý do việc cúng lễ, và kế đó là mời gia tiên hưởng lễ.
Trong nghĩa bình thường, cúng là thắp nhang (hương), khấn, lạy, và vái.

KHẤN

Ăn có mời, làm có khiến… Đối với việc cúng lễ cũng vậy.
Đồ cúng lễ dù có thịnh soạn, trang trọng đến đâu nếu con cháu chỉ đặt lên bàn thờ, không mời thì tổ tiên ông bà ắt không phối hưởng. Bởi vậy trong buổi cúng, con cháu phải khấn. Người Việt vốn trọng nghi lễ, cho nên mỗi dịp cúng vái đều có văn khấn riêng.
Khấn là lời cầu khẩn lầm rầm trong miệng khi cúng, tức là lời nói nhỏ liên quan đến các chi tiết về ngày tháng năm, nơi chốn, mục đích buổi cúng lễ, cúng ai, tên những người trong gia đình, lời cầu xin, và lời hứa.
Trước khi khấn, gia trưởng vái ba vái; sau khi khấn xong, gia trưởng lễ (lạy) 4 lễ và vái thêm 3 vái –ta gọi  là 4 lễ rưỡi (xem thêm chi tiết về “vái và lạy” phần sau).
Trong lời khấn, gia trưởng sẽ nói rõ ngày, tháng, năm và lý do làm lễ (và cả các điều xin, nếu có). Phải mời các cụ kỵ từ ngũ đại trở xuống, cùng với chú bác anh chị em vừa mới khuất.
Trước đây lời khấn thường do “thầy cúng” làm và dùng chữ Nho. Nhưng ngày nay việc dùng chữ Nho cho văn khấn rất hiếm. Dân gian thích dùng chữ Việt hơn, vì chữ Việt dễ viết và đọc, mạch lạc không bị hiểu lầm…
Ngoài ra, theo nghi lễ cúng cổ truyền, thường không để cho phụ nữ đàn bà phụ trách việc khấn vái?  (ngoại trừ gia đình có chồng chết sớm, và các con còn nhỏ).
Về nội dung bài văn khấn luôn có 3 phần: Mở bài - Thân bài - Kết bài.
  1.  Mở bài: là phần gọi mời Thần linh, Gia tiên, Thần phật … cùng khai báo họ tên, địa chỉ, ngày tháng năm cúng lễ.
  2.  Thân bài: là phần trình bày nội dung buổi lễ, lời cầu xin.
  3.  Kết bài: là phần lời hứa, nguyện làm điều tốt của gia chủ và thân quyến. Tạ bái và tỏ lòng biết ơn!

VÁI (BÁI) VÀ LẠY

Vái lạy là phép xã giao có sẵn từ thời xưa, không chỉ dùng khi cúng tế mà người sống cũng lạy nhau.
Sau khi khấn, người ta thường vái vì vái được coi là lời chào kính cẩn. Người ta thường nói chung hai việc thành một: “khấn vái” là vậy.
Vái lại thường đi đôi với lạy. Số lần lạy và vái có một ý nghĩa riêng rất đặc biệt. Số lần vái và lạy là một đặc trưng phong tục Việt Nam bởi vì người Trung Quốc (người Tàu) không có tục lệ vái lạy giống như người Việt. Họ chỉ lạy 3 lạy hay vái 3 vái sau khi cúng mà thôi.
Nghi-thuc-vai-va-lay

VÁI

Vái được áp dụng ở thế đứng, nhất là trong dịp lễ ở ngoài trời. Vái thay thế cho lạy ở trong trường hợp này.
Vái là chắp hai bàn tay lại để trước ngực rồi đưa lên ngang đầu, hơi cúi đầu và khom lưng xuống rồi sau đó ngẩng lên, đưa hai bàn tay xuống lên theo nhịp lúc cúi xuống khi ngẩng lên. Tùy theo từng trường hợp, người ta vái 2, 3, 4, hay 5 vái…

LẠY

Lạy là hành động bày tỏ lòng tôn kính chân thành với tất cả tâm hồn và thể xác đối với người trên hay người quá cố vào bậc trên của mình. Có hai thế lạy: thế lạy của đàn ông và thế lạy của đàn bà.
Cách đơn giản: Ngày nay, cách lạy cũng đã được giản lược, hoặc vì không hiểu đúng phép người ta hành  lễ một cách có vì với những động tác vô nghĩa. Đã có xu hướng thay thế lạy bằng những cái “xá” (vái); nhất là những người ăn mặc âu phục. Rồi đây, có thể tục lạy sẽ bị bỏ dần và mất hẳn trong mọi lễ nghi ở gia đình cũng như ở các đền chùa. Thiết tưởng cũng cần ghi lại một vài nét về các động tác trong cách lạy với mong muốn lưu lại một chút dấu tích về sau.
Người lạy đứng thẳng, chắp tay lên cao ngang trán, cong mình xuống, đặt hai tay vẫn chắp xuống chiếu, cúi rạp đầu xuống gần bàn tay đang chắp (đây là thế phủ phục), nâng đầu lên và nhìn thẳng lên, đồng thời co hai tay lên chắp trước ngực và co đầu gối bên phải lên, đặt bàn chân phải lên chiếu để sửa soạn đứng dậy, đem hai bàn tay vẫn chắp xuống tì vào đầu gối bên phải mà đứng lên, chân trái đang quỳ tự nhiên theo cử động cuối này cùng đứng thẳng lên.
Người lạy, trước khi khấn đã lễ bốn lạy, và sau khi khấn từ tư thế quỳ đứng lên, đã qua như lễ được một nửa lạy, cho nên người  ta thường nói là lạy “bốn lạy rưỡi” là vậy.
Để trình bày cho chi tiết hơn: Có các thế lạy cho nam giới và nữ giới; đồng thời có bốn trường hợp lạy: 2 lạy, 3 lạy, 4 lạy, và 5 lạy. Mỗi trường hợp đều có mang ý nghĩa khác nhau. Mời đọc.

THẾ LẠY CỦA ĐÀN ÔNG

Thế lạy của đàn ông là cách đứng thẳng theo thế nghiêm, chắp hai tay trước ngực và dơ cao lên ngang trán, cúi mình xuống, đưa hai bàn tay đang chắp xuống gần tới mặt chiếu hay mặt đất thì xòe hai bàn tay ra đặt nằm úp xuống, đồng thời quỳ gối bên trái rồi gối bên phải xuống đất, và cúi rạp đầu xuống gần hai bàn tay theo thế phủ phục.
Sau đó cất người lên bằng cách đưa hai bàn tay chắp lại để lên đầu gối trái lúc bấy giờ đã co lên và đưa về phía trước ngang với đầu gối chân phải đang quỳ để lấy đà đứng dậy, chân phải đang quỳ cũng theo đà đứng lên để cùng với chân trái đứng ở thế nghiêm như lúc đầu.
Cứ theo thế đó mà lạy tiếp cho đủ số lạy (xem phần “ý nghĩa của lạy và vái” dưới đây). Khi lạy xong thì vái ba vái rồi lui  ra.
Có thể quỳ bằng chân phải hay trái trước cũng được, tùy theo thuận chân nào thì quỳ chân ấy trước. Có điều cần nhớ là khi quỳ chân nào xuống trước thì khi chuẩn bị cho thế đứng dậy phải đưa chân đó về phía trước nửa bước và tì hai bàn tay đã chắp lại lên đầu gối chân đó để lấy thế đứng lên.
Thế lạy theo kiểu này rất khoa học và vững vàng. Sở dĩ phải quỳ chân trái xuống trước vì thường chân phải vững hơn nên dùng để giữ thế thăng bằng cho khỏi ngã. Khi chuẩn bị đứng lên cũng vậy. Sở dĩ chân trái co lên đưa về phía trước được vững vàng là nhờ chân phải có thế vững hơn để làm chuẩn. 
Thế lạy phủ phục của mấy nhà sự rất khó. Các Thầy phất tay áo cà sa, đưa hai  tay chống xuống ngay mặt đất và đồng thời quỳ hai đầu gối xuống luôn.
Khi đứng dậy các Thầy đẩy hai bàn tay lấy thế đứng hẳn lên mà không cần phải để tay tỳ lên đầu gối. Sở dĩ được như thế là nhờ các Thầy đã tập luyện hằng ngày mỗi khi cúng Phật. Nếu thỉnh thoảng các bạn mới đi lễ chùa, phải cẩn thận vì không lạy quen mà lại bắt chước thế  lạy của mấy Thầy thì rất có thể mất thăng bằng.

THẾ LẠY CỦA ĐÀN BÀ

Thế lạy của các bà là cách ngồi bệt xuống đất để hai cẳng chân vắt chéo về phía trái, bàn chân phải ngửa lên để ở phía dưới đùi chân trái. Nếu mặc áo dài thì kéo tà áo trước trải ngay ngắn về phía trước và kéo vạt áo  sau về phía sau để che mông cho đẹp mắt.
Sau đó, chắp hai bàn tay lại để ở trước ngực rồi đưa cao lên ngang với tầm trán, giữ tay ở thế chắp đó mà cúi đầu xuống. Khi đầu gần chạm mặt đất thì đưa  hai  bàn  tay  đang  chắp  đặt nằm úp xuống đất và để đầu lên hai bàn tay.
Giữ ở thế đó độ một hai giây, rồi dùng hai bàn tay đẩy để lấy thế ngồi thẳng lên đồng thời chắp hai bàn tay lại đưa lên ngang trán như lần đầu. Cứ theo thế đó mà lạy tiếp cho đủ số lạy cần thiết (xem phần “ý nghĩa của lạy và  vái” dưới đây). Lạy xong thì đứng lên và vái ba vái rồi lui ra là hoàn tất thế lạy.
Cũng có một số lại áp dụng thế lạy theo cách quỳ hai đầu gối xuống chiếu, để mông lên hai gót chân, hai tay chắp lại đưa cao lên đầu rồi giữ hai tay ở thế  chắp đó mà cúi mình xuống, khi đầu gần chạm mặt chiếu thì xòe hai bàn tay ra úp xuống chiếu rồi để đầu lên hai bàn tay.
Cứ tiếp tục lạy theo cách đã trình bày trên. Thế lạy này có thể làm đau ngón chân và đầu gối mà còn không mấy đẹp mắt.
Thế lạy của đàn ông có vẻ hùng dũng, tượng trưng cho dương. Thế lạy của các bà có tính cách uyển chuyển tha thướt, tượng trưng cho âm. Thế lạy của đàn ông có điều bất tiện là khi mặc âu phục thì rất khó lạy. Hiện nay chỉ có mấy vị cao niên còn áp dụng thế lạy của đàn ông, nhất là trong dịp lễ Quốc Tổ. Còn  phần đông, người ta có thói quen chỉ đứng vái mà thôi.
Thế lạy của đàn ông và đàn bà là truyền thống rất có ý nghĩa của người Việt ta. Nó vừa thành khẩn vừa trang nghiêm trong lúc cúng tổ tiên. Nếu muốn giữ phong tục tốt đẹp này, các bạn nam nữ thanh niên phải có lòng tự nguyện. Muốn áp dụng thế lạy, nhất là thế lạy của đàn ông, ta phải tập dượt nhiều lần mới nhuần nhuyễn được. Nếu đã muốn thì mọi việc sẽ thành.
 
Mời đọc tiếp phần: "Ý nghĩa của Vái và Lạy" ở bài kế tiếp
 
=======================================
HỌC VIỆN KIẾN TRÚC PHONG THỦY VIỆT NAM
Tư vấn & Đào Tạo:
Phong Thủy - Tử Vi - Nhân Tướng - Nghi Lễ Thờ Cúng...
Zalo hỗ trợ tư vấn: 0968 923 305
 

Tin liên quan
Ý nghĩa của Vái và Lạy
Ý nghĩa của Vái và Lạy
Ý nghĩa của Vái và Lạy là hành động bày tỏ lòng tôn kính chân thành với tất cả tâm hồn và thể xác đối với người trên hay người quá cố vào bậc trên của mình


Sản phẩm bán chạy

Trụ sở 1: Tổ 50A, Khu Phố 11, Phường Tân Phong, Tp.Biên Hoà, Tỉnh Đồng Nai, Việt Nam

CN 1: 46/40 Hà Huy Giáp, P.Thạnh Lộc, Q.12, Tp.HCM

CN 2: 14/40 Đường số 4, KP.2, P.Hiệp Bình Chánh, Thủ Đức, Tp.HCM 

Hotline: 091 55 00 844

Trợ lý 1: 0968 923 305

Trợ lý 2: 0375 307 369

Gmail: [email protected]

facebook: Phong Thuỷ Tôn Quyền

Youtube/Tiktok: phongthuytonquyen

Phong Thủy Tôn Quyền
Trụ sở: Tổ 50A, Khu Phố 11, Phường Tân Phong, Tp.Biên Hoà, Tỉnh Đồng Nai, Việt Nam
Thông tin tài khoản

Số TK: 223 18
Chủ TK: Hoàng Tôn Quyền
Ngân hàng: ACB

Thông tin công ty

HỌC VIỆN KIẾN TRÚC PHONG THỦY VIỆT NAM

Trụ sở 1: Tổ 50A, KP11, P.Tân Phong, Tp.Biên Hoà, Tỉnh Đồng Nai, Việt Nam

CN 1: 46/40 Hà Huy Giáp, P.Thạnh Lộc, Q.12, Tp.HCM

CN 2: 14/40 Đường số 4, KP.2, P.Hiệp Bình Chánh, Thủ Đức, Tp.HCM

Hotline: 091 55 00 844

Gmail: [email protected]

Hỗ trợ trực tiếp

Hỗ trợ đặt hàng: 

Hotline: 091 55 00 844

Trợ lý 1: 0968 923 305 (Zalo)

Trợ lý 2: 0375 307 369 (Zalo)

Bộ công thương chứng nhận


Lượt truy cập
Kênh tương tác mạng xã hội

Facebook youtube tiktok

Bản quyền thuộc về https://phongthuytonquyen.com/. Thiết kế bởi Hpsoft.vn
To top
tiktok icon youtube icon messenger icon zalo icon
call icon