Tóm tắt nội dung [Ẩn]
NGUỒN GỐC TỬ VI NHƯ THẾ NÀO?
Tử Vi là gì?
Xem Tử Vi trọn đời một con người theo lá số là cụm từ khá phổ biến từ xưa đến nay, vậy thực chất Xem Tử Vi là gì? Có đáng tin hay không? Và Tử vi tướng số mệnh có nguồn gốc từ đâu? Để trả lời những câu hỏi trên, chúng ta hãy cùng xem xét đến gốc gác của Tử Vi qua tóm tắt dưới đây.
Tử Vi là một bộ môn huyền học được dùng với các công năng chính như: luận đoán về tính cách, hoàn cảnh, dự đoán về các "vận hạn" trong cuộc đời của một người đồng thời nghiên cứu tương tác của một người với các sự kiện, nhân sự.... Chung quy với mục đích chính là để biết vận mệnh con người.
Tử Vi - hay còn gọi là Tử Vi Đẩu Số là một hình thức luận giải về vận mệnh con người được xây dựng trên cơ sở chính của thuyết thiên văn: Cái Thiên, Hỗn Thiên, Tuyên Dạ và triết lý Kinh Dịch với các thuyết âm dương, ngũ hành, can chi. Bằng cách lập lá số tử vi với Thiên bàn, Địa bàn và các cung sao. Lá số tử vi bao gồm 12 cung chức, 01 cung an Thân và khoảng hơn 110 sao được lập thành căn cứ vào giờ, ngày, tháng, năm sinh theo âm lịch và giới tính và lý giải những diễn biến xảy ra trong đời người.
Tử Vi là tên một loài hoa màu tím. Từ ngàn đời xưa Khoa Chiêm tinh Tướng mệnh Đông phương thường dùng loại hoa màu tím này để chiêm bốc. Ngoài ra Tử là tím, còn Vi là huyền diệu – vi diệu. Cũng có người cho rằng tên gọi này được lấy từ sao Tử Vi, một chòm sao Đế tinh – Đế toà quan trọng nhất trong môn tử vi này.
Tử Vi là gì? Nguồn gốc và ứng dụng của Tử Vi
Nguồn gốc Tử Vi
Thời nhà Tống, văn hóa Trung Hoa rất thịnh đạt về nhân học. Nhiều nhà triết gia, tâm học, đạo học chuyên nghiên cứu con người để tìm lời giải đáp cho cuộc sống, tìm quy tắc cho việc xử thế nhằm mưu cầu hạnh phúc cho cá nhân và tập thể. Nền triết học thời Tống ngày đó đã xuất hiện nhiều trường phái như Nông Gia, Pháp Gia, Âm Dương bên cạnh các học thuyết lớn như Nho Học, Đạo Học. Hầu hết các môn nhân vận chuyên khảo cứu con người và xã hội, cần thiết cho việc tu tâm, trị nước, xử thế...
Xét về mặt bói toán thì khoa Tử Vi xuất hiện tương đối chậm, khoa này đi sau khoa bói dịch, khoa nhân tướng, khoa độn giáp, khoa thiên văn... Nhưng Tử Vi đã khai mào cho một học thuật riêng, hệ thống hóa được ngành bói toán bằng lý số theo một khảo hướng đặc thù. Mặc dù vay mượn từ sở học của người thời đại nền tảng triết lý Âm Dương Ngũ Hành, nhưng khoa Tử Vi vẫn giữ được nét độc đáo nhờ ở một đường lối khảo sát khác lạ, có thể xem như một cuộc cách mạng hoặc ít ra như một phát minh biệt lập trong phái học Tướng Số của thời đó, thủy tổ của Tử Vi học là một đạo sĩ biệt hiệu là Hi Di, tên thật là Trần Đoàn, sống vào thời nhà Tống (Trung Hoa).
Đạo sĩ Trần Đoàn đã cố gắng bày ra cách xếp vận mệnh con người vào một lá số, ghi trên một mảnh giấy vỏn vẹn chỉ có một trang, nhưng có thể tổng kết hết cá tính và đời người vào 12 cung và hơn 100 vì sao, được gán cho nhiều ý nghĩa và ngũ hành khác nhau, ngõ hầu giúp con người suy diễn những chi tiết về kiếp số của mình. Tóm tắt cuộc đời phức tạp của con người vào một mảnh giấy một cách hệ thống hóa, đồ biểu hóa một cách khúc chiết. Mặc dù công trình này không tránh được vài sơ khoáng cố hữu nhưng nó vẫn không mất đi giá trị khai sáng cho một bộ môn bói toán mà đến thế kỷ khoa học không gian ngay nay chúng vẫn được tôn sùng.
Nguồn gốc Tử Vi - Hướng dẫn luận và bình giải lá số Tư Vi
Tử Vi xuất phát từ đâu?
Khoa Tử vi bắt nguồn từ thời nào? Cho đến nay sách sử không nhận lại ai là người khai sáng ra nó. Các Tử vi gia thường chỉ chú ý đến việc giải đoán tử vi hơn là đi tìm hiểu lịch sử. Bởi vậy cho đến nay, lịch sử về khoa này vẫn còn mập mờ không rõ. Thậm chí có người còn nhầm lẫn khoa Tử vi với những chuyện truyền kỳ hoang đường.
Đời nhà Gia Tĩnh thuộc Minh triều có lưu truyền cuốn Tử vi Đẩu số Toàn thư do tiến sĩ La Hồng Tiên biên soạn. Lời tựa nói Tử Vi đẩu số toàn thư là của tác giả Hi Di Trần Đoàn.
Sau này, các sách viết về Tử vi cũng đều thống nhất rằng người đầu tiên tổng hợp, hệ thống lại thành môn Tử - Vi này là Trần Đoàn tức Hi Di Lão Tổ, sống vào đời Bắc Tống, Trung Quốc.
Tử Vi xuất phát từ nơi nào?
Lão tổ HiDi Trần Đoàn là ai trong Tử Vi?
Trần Đoàn, tự Hi Di, người đất Hoa Sơn ngày nay về phía Nam huyện Hoa Âm tỉnh Thiểm Tây – Trung Quốc. Tương truyền rằng khi ra đời, ông bị sinh thiếu tháng, nên mãi hơn hai năm mới biết đi, thuở nhỏ thường đau yếu bệnh tật liên miên. Trần Đoàn học văn không thông, học võ lại không đủ sức, thường suốt ngày theo phụ thân ngao du khắp non cùng thủy tận.
Thân phụ Trần Đoàn là một nhà thiên văn, lịch số đại tài đương thời. Về năm sinh của tiên sinh thì không một thư tịch nào ghi chép lại. Nhưng căn cứ vào bộ Triệu Thị Minh thuyết Tử Vi kinh, khi Trần Đoàn yết kiến Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dẫn vào niên hiệu Càn Đức nguyên niên (năm 963 Dương lịch) có nói: “Ngô kim nhật thất thập hữu dư” nghĩa là “tôi năm nay trên bảy mươi tuổi”. Vậy có thể Trần Đoàn ra đời vào khoảng 888-893 tức niên hiệu Vạn Đức nguyên niên đời Đường Hy Tông đến niên hiệu Cảnh Phúc nguyên niên đời Đường Chiêu Tông. Trần Đoàn bắt đầu học thiên văn năm 8 tuổi.
Bộ Triệu Thị Minh thuyết Tử Vi kinh thuật rằng:
“Tiên sinh 8 tuổi mà tính còn thơ dại. Lúc nào cũng ngồi trong lòng thân phụ. Một hôm thân phụ tiên sinh phải tính ngày giờ mưa bão trong tháng, bị tiên sinh quấy rầy, mới dắt tiên sinh ra sân, chỉ lên bầu trời đầy sao mà bảo: "Con có thấy sao Tử Vi kia không?". Đáp: "Thấy". Lại chỉ lên sao Thiên Phủ mà hỏi: - "Con có thấy sao Thiên Phủ kia không?". Đáp: "Thấy". Thân phụ lại tiếp: "Vậy con hãy đếm xem những sao đi theo sao Tử Vi và Thiên Phủ là bao nhiêu?". Thân phụ tiên sinh tưởng rằng tiên sinh có đếm xong cũng trên nữa giờ. Không ngờ ông vừa vào nhà, tiên sinh đã chạy vào thưa: - Con đếm hết rồi. Đi sau sao Tử Vi là 5 sao, như vậy chòm sao Tử Vi có 6 sao. Đi sau sao Thiên Phủ là 7 sao, như vậy chòm Thiên phủ có 8 sao. Từ đấy tiên sinh được thân phụ hết sức truyền khoa thiên văn và lịch số.”
Tử Vi bắt nguồn từ đời nào?
Tử Vi du nhập vào Việt Nam như thế nào?
Tuy xuất phát từ Trung Quốc, nhưng Tử Vi không được nổi bật lắm so với các môn bói toán lúc bấy giờ. Ngược lại khi Tử Vi du nhập vào Việt Nam, nó bỗng nhiên trở thành môn bói toán được ưa chuộng nhất. Có rất nhiều học giả Việt nam đã có những cống hiến thêm cho môn học này, trong đó có Nguyễn Bỉnh Khiêm và Lê Quý Đôn. Dần dần, Tử Vi Việt Nam có thêm những dị biệt so với Tử Vi nguyên thủy của Trung Quốc.
Trên đường nghiên cứu, biên soạn tôi tìm được một số thư tịch rải rác, biên tập sơ lược về khoa này. Tôn trọng đúng nguyên tắc sử gia Đông phương, những gì nghi ngờ thì để nguyên, mà cổ nhân gọi là: “nghi dĩ truyền nghi”.
Xin cảm tạ sâu sắc!
Đầu tiết Mùa Xuân năm Nhâm Dần
Soạn giả: Hoàng Tôn Quyền