Menu

Hotline tư vấn

091 55 00 844 - 0968 923 305

Giỏ hàng

0 Sản phẩm
Danh mục sản phẩmDanh mục sản phẩm

Cách Lập Tinh Bàn Trong Huyền Không Phi Tinh

Ngày đăng: 05/12/2022 - 10:31 PM | Người đăng: Phong Thuỷ Việt Nam | Lượt xem: 34 Lượt xem
Cách Lập Tinh Bàn Trong Huyền Không Phi Tinh

CÁCH LẬP TINH BÀN TRONG HUYỀN KHÔNG PHI TINH


PHẦN 1: CHUẨN BỊ - KIỂM TRA THÔNG TIN

Muốn Lập Tinh Bàn (hay Trạch Vận) cho 1 căn nhà (hay 1 ngôi mộ) thì vấn đề trước tiên là phải biết căn nhà hay ngôi mộ đó được xây dựng trong năm nào, tháng nào?

Rồi dựa vào bảng “Tam Nguyên Cửu Vận” gần đây nhất mà xác định nhà đó thuộc vận nào.

Ví dụ: căn nhà được xây xong và nhập trạch vào tháng 5 năm 1985.

Theo Tam Nguyên Cửu Vận thì thấy Vận 7 bắt đầu từ: năm 1984 và kết thúc vào cuối năm 2003, cho nên biết nhà đó thuộc vận 7 Hạ Nguyên.

Nhưng vấn đề xác định nhà thuộc vận nào trở nên rắc rối và phức tạp khi 1 căn nhà đã được xây xong khá lâu, sau đó được chủ nhà tu sửa hay xây lại nhiều lần.

Hoặc sau khi xây xong thì căn nhà đã được đổi chủ… Đối với những căn nhà trên thì việc xác định căn nhà thuộc vận nào là phụ thuộc vào những yếu tố sau đây:

 

 1. Trường hợp 1: 

 

Nếu sau khi vào ở 1 thời gian rồi chủ nhà hoặc là dỡ mái lợp lại (nếu là nhà trệt), hoặc là tu sửa quá 1/3 diện tích căn nhà, hoặc là đập đi xây mới thì căn nhà sẽ không còn thuộc về vận cũ lúc mới xây nhà hay dọn vào nhà ở nữa, mà sẽ thuộc về vận là lúc gia chủ thực hiện những việc tu sửa trên.

2. Trường hợp 2:

Nếu căn nhà được đổi chủ (vì bán hoặc cho thuê) thì khi lập tinh bàn căn nhà cho chủ mới thì phải dựa vào thời điểm dọn vào nhà ở, chứ không dựa vào thời điểm lúc xây nhà.

Nếu 1 căn nhà được đổi chủ nhiều lần, thì khi lập tinh bàn cho người chủ nào thì chỉ dựa vào thời điểm người đó dọn vào căn nhà để ở là thuộc vận nào.

Cũng lấy ví dụ căn nhà ở trên, xây xong và dọn vào ở tháng 5 năm 1985 nên căn nhà thuộc vận 7. Nhưng nếu vào năm 1999 người chủ đó bán nhà cho 1 người khác. Khi người này dọn vào ở trong năm đó thì trạch vận căn nhà vẫn thuộc vận 7 (1984 - 2003).

Nếu người này ở tới năm 2005 rồi lại bán nhà đi nơi khác, thì khi người chủ mới dọn về nhà này thì trạch vận căn nhà của họ lại thuộc về Vận 8 (vì Vận 8 bắt đầu từ năm 2004 - 2023).

Cho nên tùy thời điểm mà gia chủ dọn vào căn nhà là thuộc vận nào mà tính trạch vận cho họ thuộc vận đó.

3. Trường hợp 3:

Đối với những căn nhà vừa tu sửa như trường hợp 1, vừa thay đổi chủ như trường hợp 2 thì trường hợp nào xảy ra gần nhất thì trạch vận của căn nhà sẽ thuộc về Vận đó.

Cũng lấy ví dụ căn nhà xây năm 1985 (vận 7), sau đó bán lại cho 1 người khác vào năm 2000 (nhà vẫn thuộc vận 7).

Nhưng đến năm 2004 thì người này tu sửa nhà lại nên nhà lúc đó sẽ thuộc về vận 8. Đến khi người đó bán nhà vào năm 2008 thì căn nhà cũng vẫn thuộc vận 8 đối với chủ mới.

4. Trường hợp 4:

Đối với những căn nhà tuy không đổi chủ hay được tu sửa, nhưng nếu chủ nhà đóng cửa đi vắng 1 thời gian từ hơn 1 tháng trở lên, đến khi họ trở về thì căn nhà sẽ thuộc về Vận vào lúc họ trở về, chứ không còn thuộc về Vận cũ nữa.

Cũng lấy ví dụ nhà xây năm 1985, người chủ sau khi mua ở đó được hơn 20 năm. Tới năm 2005 người đó có công chuyện phải đi xa hơn 2 tháng mới về.

Như vậy, khi người này trở về nhà thì lúc đó căn nhà sẽ chuyển sang thuộc về Vận 8, chứ không còn thuộc về Vận 7 nữa.

5. Trường hợp 5:

Đối với những căn nhà được xây hay dọn vào ở trong những năm cuối của 1 vận thì trạch vận của căn nhà thường là thộc về vận mới, chứ cũng không thuộc về vận cũ nữa.

Ví dụ như những căn nhà được xây hay được dọn vào ở năm 2003, tức là năm cuối cùng của Vận 7 thì trạch vận của căn nhà sẽ thuộc về Vận 8, chứ không thuộc về Vận 7 nữa.

6. Trường hợp 6: (Mộ phần)

Riêng với âm phần (mồ mả), thì trạch vận được tính vào lúc ngôi mộ mới được xây, hoặc lúc sau này con cháu cải táng hay tu sửa mộ bia lại.

Ví dụ: Ngôi mộ được dựng lên vào năm 1990 thì thuộc Vận 7, đến năm 2006 thì con cháu xây mộ, thay bia lại thì lúc đó mộ lại thuộc về Vận 8.

Vậy, bước chuẩn bị và xác định Vận là rất quan trọng.

Khi đã biết cách xác định nhà (hay mộ phần) thuộc Vận nào thì mới có thể lập tinh bàn cho căn nhà (hay phần mộ đó) một cách chính xác nhất.


PHẦN 2: CÁC BƯỚC LẬP TINH BÀN

Lập Bàn Theo Các Bước Sau:

Bước 1: Vẽ sơ đồ Lập Bàn

Lấy 1 tờ giấy trắng vẽ 1 ô vuông lớn, sau đó chia ô vuông đó ra làm 9 ô nhỏ, với 8 ô chung quanh tiêu biểu cho 8 hướng: BẮC – ĐÔNG BẮC – ĐÔNG - ĐÔNG NAM – NAM - TÂY NAM – TÂY và TÂY BẮC.

Riêng ô giữa được coi là TRUNG CUNG.

Sơ đồ Lập Bàn - Huyền Không Phi Tinh


Bước 2: Lập Vận Bàn

Muốn lập Vận bàn thì lấy số của Vận mà căn nhà (hay ngôi mộ) đó thuộc về đem nhập Trung Cung, nhưng an ở trên cao và chính giữa của Trung Cung, rồi di chuyển THUẬN theo vòng Lượng Thiên Xích.

Ví dụ: nhà xây năm 1985 tức thuộc Vận 7.

Như vậy, lấy số 7 nhập trung cung, sau đó theo chiều thuận an số 8 tại phía TÂY BẮC -> số 9 tại phía TÂY -> số 1 tại phía ĐÔNG BẮC -> số 2 tới NAM -> số 3 tới BẮC -> số 4 tới TÂY NAM -> số 5 tới ĐÔNG -> số 6 tới ĐÔNG NAM.

Tất cả những số đó đều được gọi là “Vận tinh” (tức phi tinh của Vận) của căn nhà này, và đều được an ở trên cao và chính giữa của mỗi cung.

Điều nên nhớ khi lập Vận bàn là phi tinh chỉ di chuyển “THUẬN”, tức là từ số nhỏ lên số lớn, chứ không bao giờ đi chuyển “NGHỊCH” từ số lớn xuống số nhỏ hơn.

Sơ đồ Vận Bàn - Huyền Không Phi Tinh


 Bước 3: Lập Sơn Bàn

Theo thuật ngữ Phong thủy, “Sơn” (có nghĩa là núi) dùng để chỉ khu vực phía sau nhà (tức phương “tọa”). Cho nên sau khi đã an Vận bàn thì nhìn xem số nào tới khu vực phía sau của căn nhà. Lấy số đó đem nhập trung cung, nhưng để tại góc dưới mé bên trái.

Lúc này cần phải biết tọa của căn nhà thuộc sơn nào, rồi PHỐI HỢP với Tam Nguyên Long của Vận tinh tới phương tọa để quyết định di chuyển theo chiều “THUẬN” hay “NGHỊCH”.

Ví dụ: Nhà có hướng là 0 độ (hướng chính Bắc) thì phương tọa của căn nhà sẽ là 180 độ hướng chính Nam (vì tọa bao giờ cũng xung với hướng, tức là cách nhau 180 độ).

Như vậy căn nhà này sẽ là tọa Ngọ hướng .

Nếu xây năm 1985 tức thuộc Vận 7, nên lấy số 7 nhập Trung Cung di chuyển Thuận như đã nói ở trên thì 2 tới NAM tức phương tọa của nhà này.

Bây giờ muốn lập Sơn bàn thì phải lấy số 2 nhập trung cung (để ở góc dưới mé bên trái), nhưng muốn biết nó sẽ xoay chuyển “THUẬN” hay “NGHỊCH” thì phải coi xem Tam Nguyên Long của số 2 là gì?

Vì số 2 (tức hướng TÂY NAM) có 3 sơn là MÙI-KHÔN-THÂN, với MÙI thuộc âm và KHÔN-THÂN thuộc dương trong Tam nguyên Long.

Mà tọa của căn nhà là nằm nơi phía NAM, Phía NAM cũng có 3 sơn là BÍNH-NGỌ-ĐINH.

Vì trong Vận 7, số 2 tới phía NAM, nên lấy 3 sơn MÙI-KHÔN-THÂN của số 2 áp đặt lên 3 sơn BÍNH-NGỌ-ĐINH của phương này.

Nhưng vì chính tọa của căn nhà là nằm tại sơn NGỌ, tức là trùng với sơn KHÔN của số 2.

Vì sơn KHÔN là thuộc Dương trong Tam Nguyên Long, cho nên mới lấy số 2 nhập Trung Cung rồi di chuyển theo chiều “THUẬN”, khi đó phi tinh theo “Lượng Thiên Xích” thì số 3 tới TÂY BẮC -> số 4 tới TÂY -> số 5 tới ĐÔNG BẮC -> số 6 tới NAM -> số 7 tới BẮC -> số 8 tới TÂY NAM -> số 9 tới ĐÔNG -> số 1 tới ĐÔNG NAM.

Tất cả những số này đều được gọi là “Sơn tinh” (tức phi tinh của phương tọa) của trạch vận, với sơn tinh số 6 nằm tại phương tọa (tức phía NAM) của căn nhà này.

Mọi Sơn tinh đều được an tại góc phía dưới bên trái của mỗi cung, để tiện phân biệt giữa chúng với “Vận tinh” Và “Hướng tinh”.

Sơ đồ Sơn Bàn – Huyền Không Phi Tinh


Bước 4: Lập Hướng Bàn

Sau khi đã lập xong “Sơn bàn” thì bắt đầu tới việc lập Hướng bàn. Việc lập Hướng bàn cũng tương tự như việc lập Sơn bàn, tức là tìm “Vận tinh” tới phía trước nhà là số nào?

Lấy số đó đem nhập trung cung, nhưng để nơi góc phía dưới mé bên phải. Sau đó cũng phải xác định hướng của căn nhà là thuộc sơn nào? Rồi PHỐI HỢP với Tam nguyên Long của Vận tinh tới hướng mà quyết định di chuyển “THUẬN” hay “NGHỊCH”.

Vẫn lấy Ví dụ là căn nhà tọa Ngọ hướng , nhập trạch trong Vận 7 như ở trên thì sẽ thấy Vận tinh số 3 tới hướng. Vì số 3 thuộc phía ĐÔNG, gồm 3 sơn GIÁP-MÃO-ẤT, với GIÁP thuộc dương, còn MÃO- ẤT thuộc âm trong Tam Nguyên Long. Còn hướng nhà nằm về phía BẮC, cũng có 3 sơn là NHÂM – TÝ – QUÝ.

Đem áp đặt 3 sơn GIÁP-MÃO-ẤT của số 3 lên 3 sơn NHÂM-TÝ-QUÝ của phía BẮC, nhưng vì chính hướng của căn nhà là thuộc sơn TÝ, tức trùng với sơn MÃO của số 3.

Vì sơn MÃO thuộc âm trong Tam nguyên Long, cho nên lấy số 3 nhập trung cung rồi di chuyển theo chiều ”NGHỊCH”, tức là 2 tới TÂY BẮC, 1 tới TÂY, 9 tới ĐÔNG BẮC, 8 tới NAM, 7 tới BẮC, 6 tới TÂY NAM, 5 tới ĐÔNG, 4 tới ĐÔNG NAM.

Tất cả những số này đều được gọi là “Hướng tinh” (tức phi tinh của Hướng) của trạch vận, với hướng tinh số 7 nằm ở hướng, nên trong Vận 7 thì nhà này được “vượng tinh tới hướng” nên được xem là 1 nhà tốt.

Tất cả những Hướng tinh đều được an tại góc phía dưới mé bên phải của mỗi cung.

Như vậy, sau khi đã lập “Vận bàn” , “Sơn bàn” và “Hướng bàn” , chúng ta sẽ xác định được vị trí của mọi Vận tinh, Sơn tinh và Hướng tinh. Đây chính là trạch vận của 1 căn nhà hay 1 phần mộ.

Như vậy, 1 trạch vận gồm có 3 tinh bàn: Vận bàn, Sơn bàn và Hướng bàn. Kết hợp nó với địa thế chung quanh và cấu trúc bên trong của 1 căn nhà, người học Phong thủy Huyền Không sẽ có thể phán đoán chính xác mọi diễn biến tốt, xấu đã, đang và sẽ xảy ra cho căn nhà đó.

Sau cùng, điều mà người học Huyền KHông cần nhớ là khi muốn lập Sơn bàn hay Hướng bàn thì nếu tọa hay hướng nhà mà trùng với “sơn” DƯƠNG của Vận tinh thì di chuyển “THUẬN”, nếu trùng với “sơn” ÂM của vận tinh thì di chuyển “NGHỊCH”.

Tức là sự di chuyển “THUẬN” hay “NGHỊCH” của sơn và Hướng tinh là hoàn toàn do “SƠN” của Vận tinh trùng với tọa và hướng nhà là DƯƠNG hay ÂM mà thôi.

Ngoài ra, chỉ có việc lập tinh bàn cho Sơn và Hướng bàn mới có trường hợp phi tinh di chuyển theo chiều “NGHỊCH”.

Còn tất cả các trường hợp khác thì phi tinh đều đi chuyển theo chiều “THUẬN” tức là từ số nhỏ lên số lớn hơn.

Sơ đồ Hướng Bàn – Huyền Không Phi Tinh


 PHẦN 3: THẾ QUÁI

Khi lập tinh bàn (hay trạch vận) của 1 căn nhà thì người ta thường hay gặp phải những căn nhà không thuần hướng (hay chính hướng, tức là hướng nhà nằm tại tâm điểm của 1 trong 24 hướng), mà lại lệch sang bên phải hoặc bên trái. Những trường hợp này còn được gọi là kiêm hướng.

Đối với Huyền không phái, nếu những căn nhà (hay phần mộ) tuy bị kiêm hướng, nhưng nếu kiêm dưới 3 độ thì vẫn có thể áp dụng phương pháp lập tinh bàn như bình thường, tức là vẫn lấy những vận tinh tới tọa và hướng, rồi tùy Tam Nguyên Long của nó là dương hay âm mà xoay chuyển thuận hay nghịch mà thôi.

Nhưng nếu một khi mà hướng của căn nhà (hay ngôi mộ) đó kiêm quá 3 độ so với tâm của chính hướng (dù là kiêm sang bên phải hay bên trái) thì cần phải dùng Thế quái (hay số thay thế). Cho nên Thế quái thật ra chỉ là phương pháp dùng số thế cho những trường hợp kiêm hướng nhiều (trên 3 độ).

Tưởng Đại Hồng – một danh sư Phong Thủy Huyền Không dưới thời nhà Minh đã từng nói: “Sử dụng phép kiêm hướng thì cần phải dùng bí quyết KHÔN – NHÂM – ẤT”. Nhưng bí quyết KHÔN-NHÂM-ẤT là gì? Nó chính là 4 câu khẩu quyết trong “Thanh Nang Áo Ngữ” mà Dương Quân Tùng đã viết để nói về cách dùng Thế quái như sau:

“ KHÔN-NHÂM-ẤT, Cự Môn tòng đầu xuất

   CẤN-BÍNH-TÂN, vị vị thị Phá Quân

   TỐN-THÌN-HỢI, tận thị Vũ Khúc vị

   GIÁP-QUÝ-THÂN, Tham Lang nhất lộ hành”.

Có nghĩa là:

  • Với 3 hướng KHÔN-NHÂM-ẤT (xin coi lại phần 24 sơn hướng và TAM NGUYÊN LONG) thì dùng sao Cự Môn (tức số 2) khởi đầu (tức nhập Trung Cung rồi xoay chuyển thuận, nghịch).
  • Với 3 hướng CẤN-BÍNH-TÂN thì vị trí nào cũng dùng sao Phá Quân (tức sồ 7) nhập Trung Cung thay thế.
  • Với 3 hướng TỐN-THÌN-HỢI thì dùng sao Vũ Khúc (tức số 6) nhập Trung Cung thay thế.
  • Với 3 hướng GIÁP-QUÝ-THÂN thì dùng sao Tham Lang (tức số 1) nhập Trung Cung thay thế.

Lấy ví dụ như nhà hướng 185 độ tức là tọa TÝ hướng NGỌ kiêm QUÝ-ĐINH 5 độ, nhà xây và vào ở trong vận 8, nên khi an vận bàn thì có số 3 đến hướng, số 4 đến tọa.

Vì kiêm quá 3 độ nên khi an Sơn Bàn thì không thể lấy số 4 nhập trung cung, nhưng vì số 4 có 3 sơn là THÌN-TỐN-TỴ, đem áp đặt lên phương tọa của căn nhà thì thấy sơn TỐN của số 4 trùng với tọa (tức sơn TÝ) của căn nhà này.

Mà theo khẩu quyết ở trên thì nếu sơn TỐN kiêm độ thì phải dùng sao Vũ Khúc tức số 6 thay thế. Do đó khi lập sơn bàn thì phải lấy số 6 nhập trung cung (thay vì số 4).

Kế đó mới xét vì TỐN là dương trong TAM NGUYÊN LONG, nên đem 6 vào trung cung rồi xoay theo chiều thuận là 7 tới TÂY BẮC, 8 tới TÂY, 9 tới ĐÔNG BẮC… để có được sơn bàn cho căn nhà này.

Tuy nhiên, vì trên La Kinh có tới 24 sơn, trong khi khẩu quyết của Dương Quân Tùng chỉ đưa ra 12 sơn trong trường hợp bị kiêm hướng, tức là ông chỉ biên ra có một nửa, còn một nửa không nhắc đến mà chỉ truyền khẩu cho hậu thế. Vì vậy, người nào được truyền đều tự cho là gia bảo, là “bí mật của mọi bí mật” của Phong thủy Huyền Không.

Đến cuối đời nhà Minh, khi Khương Diêu đưa cho Tưởng Đại Hồng hai ngàn lượng bạc để Tưởng Đại Hồng mai táng cho cha, ông mới được họ Tưởng truyền hết khẩu quyết. Nhưng Khương Diêu cũng dấu kín bí mật này, nên không ai có thể biết hay hiểu được những khẩu quyết của Dương Quân Tùng, trừ khi được chân truyền mà thôi.

Mãi đến cuối đời nhà Thanh, danh sư Chương Trọng Sơn được đích truyền của Huyền Không Phái mới biên sách để truyền lại cho con cháu, trong đó có nói đến cách dùng Thế quái. Việc này đến tai Thẩm Trúc Nhưng, lúc đó cũng đang cố công tìm kiếm, học hỏi về Huyền KHông. Ông bèn bỏ ra một ngàn lạng bạc mượn sách của Chương Trọng Sơn trong 1 đêm để ghi chép hết lại.

Nhờ vậy mà ông mới biết hết bí quyết của Thế quái mà đặt ra bài “Thế quái ca quyết” sau đây:

“TÝ, QUÝ tịnh GIÁP, THÂN, Tham Lang nhất lộ hành

NHÂM, MÃO, ẤT, MÙI, KHÔN, ngũ vị vi Cự Môn

CÀN, HỢI, THÌN, TỐN, TỴ, liên TUẤT Vũ Khúc danh

DẬU, TÂN, SỬU, CẤN, BÍNH, thiên tinh thuyết Phá Quân

DẦN, NGỌ, CANH, ĐINH thượng, Hữu Bật tứ tinh lâm

Bản sơn tinh tác chủ, phiên hướng trục hào hành

Liêm Trinh quy ngũ vị, chư tinh thuận, nghịch luân

Hung, cát tùy thời chuyển, Tham-Phụ bất đồng luận

Tiện hữu tiên hiền quyết, không vị kỵ lưu thần

Phiên hướng phi lâm BÍNH, thủy khẩu bất nghi ĐINH

Vận thế tinh bất cát, họa khởi chí diệt môn

Vận vượng tinh cách hợp, bách phúc hựu thiên trinh

Suy, vượng đa bằng thủy, quyền ngự giá tại tinh

Thủy kiêm tinh cộng đoán, diệu dụng cánh thông linh”

Tạm dịch:

“TÝ, QUÝ cùng GIÁP, THÂN, đi 1 đường với Tham Lang (số 1)

NHÂM, MÃO, ẤT, MÙI, KHÔN, 5 vị trí dùng sao Cự Môn (số 2)

CÀN, HỢI, THÌN, TỐN, TỴ, TUẤT liên tiếp dùng sao Vũ Khúc (số 6)

DẬU, TÂN, SỬU, CẤN, BÍNH là những vị trí của sao Phá Quân (số 7)

DẦN, NGỌ, CANH, ĐINH sẽ được sao Hữu Bật bay tới (số 9)

Sao của bản sơn làm chủ, sao của hướng vận hành

Liêm Trinh (số 5) mà tới 5 vị trí này thì phải tính sự thuận, nghịch của các sao

Hung, cát chuyển vận tùy theo thời, Tham-phụ sẽ di chuyển trái ngược nhau

Theo khẩu quyết của tiên hiền, phải xa lánh tuyến vị Không vong,

Nếu hướng tinh không ở vị trí BÍNH, thì thủy khẩu không thể ở vị trí ĐINH

Gặp lúc thế tinh xấu có thể làm tan cửa nát nhà

Lúc thế tinh là vượng tinh thì trăm điều lành sẽ tới

Suy hay vượng là căn cứ vào thủy, quyền hành đều do sao quyết định

Hợp thủy với sao mà đoán là cách hay nhất để đoán biết mọi việc”.


Dựa vào bài “Thế Quái Ca Quyết” đó của Thẩm Trúc Nhưng, chúng ta có thể tóm lược lại như sau:

TÝ, QUÝ, GIÁP, THÂN dùng số 1 nhập Trung Cung

KHÔN, NHÂM, ẤT, MÃO, MÙI dùng số 2 nhập Trung Cung

TUẤT, CÀN, HỢI, THÌN, TỐN, TỴ dùng số 6 nhập Trung Cung

CẤN, BÍNH, TÂN, DẬU, SỬU dùng số 7 nhập Trung Cung

DẦN, NGỌ, CANH, ĐINH dùng số 9 nhập tr Trung Cung.

Tuy nhiên nếu để ý kỹ thì ta sẽ thấy trong 24 sơn thì chỉ có 13 sơn là dùng Thế quái, còn lại 11 sơn không dùng, cụ thể là:

  • Cung KHẢM “NHÂM-TÝ-QUÝ” thuộc Nhất Bạch (Tham Lang), trừ NHÂM dùng Thế quái thành Nhị Hắc (Cự Môn), TÝ-QUÝ vẫn dùng Nhất bạch, tức không dùng Thế quái.
  • Cung KHÔN “MÙI-KHÔN-THÂN” thuộc Nhị Hắc (Cự Môn), trừ THÂN dùng Thế quái thành Nhất Bạch (Tham Lang), MÙI-KHÔN vẫn dùng Nhị Hắc, tức không dùng Thế quái.
  • Cung CHẤN “GIÁP-MÃO-ẤT” thuộc Tam Bích (Lộc Tồn), nhưng GIÁP dùng Nhất Bạch làm Thế Quái, còn MÃO-ẤT thì dùng Nhị Hắc làm Thế quái.
  • Cung TỐN “THÌN-TỐN-TỴ” thuộc Tứ Lục (Văn Khúc), nhưng cả 3 đều dùng Lục Bạch (Vũ Khúc) làm Thế quái.
  • Cung CÀN “TUẤT-CÀN-HỢI” thuộc Lục Bạch (Vũ Khúc), nhưng cả 3 đều dùng Lục Bạch tức không dùng Thế quái.
  • Cung ĐOÀI “CANH-DẬU-TÂN” thuộc Thất Xích (Phá Quân), trừ CANH dùng Cửu Tử (Hữu Bật) làm Thế quái, còn DẬU-TÂN vẫn dùng Thất Xích (Phá Quân), nên không dùng Thế quái.
  • Cung CẤN “SỬU-CẤN-DẦN” thuộc Bát Bạch (Tả Phù), nhưng SỬU-CẤN dùng Thất Xích (Phá Quân) làm Thế quái, còn DẦN dùng Cửu Tử (Hữu Bật) làm Thế quái.
  • Cung LY “BÍNH-NGỌ-ĐINH” thuộc Cửu Tử (Hữu Bật), trừ BÍNH dùng Thất Xích (Phá Quân) làm Thế quái, còn NGỌ-ĐINH vẫn dùng Cửu Tử (Hữu Bật) tức không dùng Thế quái.

Cho nên với bài “Thế Quái Ca Quyết” của Thẩm Trúc Nhưng, chúng ta có thể biết sơn nào (trong 24 sơn) có thể dùng Thế quái.

Do đó, trở về với ví dụ ở trên, nhà hướng 185 độ (tức tọa TÝ hướng NGỌ kiêm QUÝ-ĐINH 5 độ), nhập trạch trong Vận 8 nên có Vận tinh số 3 tới phía trước (hướng). Nếu chỉ dựa vào 4 câu khẩu quyết của Dương Quân Tùng trong “Thanh Nang Áo Ngữ” thì chúng ta không biết Vận tinh này có thể dùng Thế quái hay không. Nhưng với bài “Thế Quái Ca Quyết” thì chúng ta thấy số 3 gồm có 3 sơn là GIÁP-MÃO-ẤT, nếu đem áp đặt lên 3 sơn BÍNH-NGỌ-ĐINH nơi đầu hướng của căn nhà này thì sẽ thấy sơn MÃO của số 3 trùng với Hướng (tức sơn NGỌ) của căn nhà.

Theo ca quyết thì sơn MÃO dùng Nhị Hắc làm Thế quái, nên lấy số 2 (tức sao Nhị Hắc) nhập trung cung.

Vì MÃO thuộc âm (trong Tam Nguyên Long), cho nên lấy số 2 nhập trung cung rồi xoay theo chiều “Nghịch” , tức 1 tới TÂY BẮC, 9 tới TÂY, 8 tới ĐÔNG BẮC…

Cũng chính vì điều này mà trong ca quyết mới có câu “sao của bản sơn làm chủ, sao của hướng vận hành”. Chữ “làm chủ” ở đây có nghĩa là quyết định sự di chuyển Thuận hay Nghịch, còn “sao của hướng” tức là Thế quái vận hành.

Một trường hợp khác là khi an vận bàn thì vận tinh số 5 sẽ đến tọa hay hướng của 1 căn nhà. Vì số 5 không có phương hướng, cũng không có Thế quái, cho nên khi gặp những trường hợp này thì chỉ cần coi xem phương tọa hay hướng của căn nhà thuộc sơn gì, và là dương hay âm trong Tam Nguyên Long, rồi vẫn lấy số 5 nhập Trung Cung mà xoay chuyển THUẬN hay NGHỊCH theo với sơn tọa hoặc hướng của căn nhà mà thôi.

Lấy ví dụ như nhà hướng 185 độ tức là tọa TÝ hướng NGỌ kiêm ĐINH-QUÝ 5 độ, xây xong và vào ở trong vận 1.

Nếu an Vận bàn thì lấy số 1 nhập trung cung, xoay theo chiều thuận thì 2 đến TÂY BẮC, 3 đến TÂY, 4 đến ĐÔNG BẮC, 5 đến NAM… Vì nhà này kiêm hướng, nhưng do 5 không có Thế quái, cũng không có phương hướng, nên vẫn dùng hướng chính của căn nhà là hướng NGỌ, thuộc âm trong Tam nguyên Long, nên vẫn lấy số 5 nhập trung cung xoay NGHỊCH mà an Hướng bàn cho căn nhà này.

Một điềm quan trọng khác là có những căn nhà tuy kiêm hướng nhiều, nhưng những vận tinh tới tọa và hướng đều không dùng Thế quái.

Về vấn đề này thì nhiều nhà Phong thủy cho là cách cục không tốt, nên dù nhà có đắc vượng tinh tới hướng cũng vẫn có tai họa. Họ cho rằng vì nhà đã kiêm hướng tức là cần phải có Thế quái, nếu như không có thì dù có đắc vượng tinh tới hướng cũng chỉ là miễn cưỡng, hoặc vượng tinh không có đủ uy lực phù trợ cho căn nhà đóï.

Nhưng qua thực tế kiểm chứng thì lại thấy những nhà này vẫn phát phúc, công việc và tài lộc của người sống trong nhà vẫn tốt đẹp.

Điều này có thể dẫn đến kết luận là dù nhà kiêm hướng, nhưng nếu không có Thế quái mà đắc vượng tinh tới hướng cũng vẫn tốt đẹp như những nhà đắc vượng tinh khác mà thôi.

Lấy ví dụ như nhà hướng 320 độ, tức tọa TỐN hướng CÀN kiêm TỴ-HỢI 5 độ, xây và vào ở trong vận 8.

Nếu lập Vận bàn thì 8 nhập trung cung, 9 tới TÂY BẮC tức hướng nhà. Bây giờ nếu muốn an Hướng bàn thì trước tiên xem hướng nhà trùng với sơn nào của số 9.

Vì nhà hướng CÀN, trùng với sơn NGỌ của số 9. Mà theo bài “Thế Quái Ca Quyết” thì NGỌ vẫn dùng Cửu Tử (tức số 9), tức là không dùng Thế quái.

Vì NGỌ thuộc âm trong Tam Nguyên Long nên lấy số 9 nhập Trung Cung xoay NGHỊCH thì 8 đến TÂY BẮC tức đến hướng. Vì đang trong vận 8 mà được hướng tinh 8 tới Hướng nên nhà này thuộc cách đắc vượng tinh tới hướng.

Đây là 1 cách tốt, mặc dù là nhà kiêm hướng nhiều mà vẫn không có Thế quái để dùng.

 

Cảm ơn Bạn đã đọc bài, Học Viện Kiến Trúc Phong Thuỷ Việt Nam hy vọng sẽ giúp Bạn có thêm kiến thức đầy đủ và chính xác về Huyền Không Phi Tinh để áp dụng vào thực tế được đúng đắn nhất.

======================================

HỌC VIỆN KIẾN TRÚC PHONG THỦY VIỆT NAM

Tư vấn & Đào Tạo: Kiến Trúc - Phong Thủy - Tử Vi - Nhân Tướng - Nghi Lễ Thờ Cúng...

Hotline tư vấn: 091 55 00 844 - 0968 923 305 (zalo)

Hoặc vào link nhóm hỗ trợ: https://zalo.me/g/yxhbpd533


Tin liên quan
Đặc Tính Cửu Tinh Trong Huyền Không Phi Tinh
Đặc Tính Cửu Tinh Trong Huyền Không Phi Tinh
Theo trường phái Huyền Không Phi Tinh thì mọi sự tương tác của các sự vật - hiện tượng, đều do Cửu Tinh (9 ngôi sao) cai quản và được dựa trên Cửu tinh để suy luận cát hung. Huyền Không Phi Tinh dựa vào tính chất và sự di chuyển của 9...

Huyền Không Phi Tinh là gì? Ý nghĩa và ứng dụng trong Phong thuỷ (P1)
Huyền Không Phi Tinh là gì? Ý nghĩa và ứng dụng trong Phong thuỷ (P1)
Huyền không phi tinh là bộ môn phong thủy chuyên nghiên cứu, đánh giá quá trình dịch chuyển của các sao. Để đánh giá được, huyền không cần dựa vào phong thủy phương hướng. Đây là trường phái phong thủy thuộc về quy luật thiên văn học....


Sản phẩm bán chạy

Trụ sở 1: Tổ 50A, Khu Phố 11, Phường Tân Phong, Tp.Biên Hoà, Tỉnh Đồng Nai, Việt Nam

CN 1: 46/40 Hà Huy Giáp, P.Thạnh Lộc, Q.12, Tp.HCM

CN 2: 14/40 Đường số 4, KP.2, P.Hiệp Bình Chánh, Thủ Đức, Tp.HCM 

Hotline: 091 55 00 844

Trợ lý 1: 0968 923 305

Trợ lý 2: 0375 307 369

Gmail: [email protected]

facebook: Phong Thuỷ Tôn Quyền

Youtube/Tiktok: phongthuytonquyen

Phong Thủy Tôn Quyền
Trụ sở: Tổ 50A, Khu Phố 11, Phường Tân Phong, Tp.Biên Hoà, Tỉnh Đồng Nai, Việt Nam
Thông tin tài khoản

Số TK: 223 18
Chủ TK: Hoàng Tôn Quyền
Ngân hàng: ACB

Thông tin công ty

HỌC VIỆN KIẾN TRÚC PHONG THỦY VIỆT NAM

Trụ sở 1: Tổ 50A, KP11, P.Tân Phong, Tp.Biên Hoà, Tỉnh Đồng Nai, Việt Nam

CN 1: 46/40 Hà Huy Giáp, P.Thạnh Lộc, Q.12, Tp.HCM

CN 2: 14/40 Đường số 4, KP.2, P.Hiệp Bình Chánh, Thủ Đức, Tp.HCM

Hotline: 091 55 00 844

Gmail: [email protected]

Hỗ trợ trực tiếp

Hỗ trợ đặt hàng: 

Hotline: 091 55 00 844

Trợ lý 1: 0968 923 305 (Zalo)

Trợ lý 2: 0375 307 369 (Zalo)

Bộ công thương chứng nhận


Lượt truy cập
Kênh tương tác mạng xã hội

Facebook youtube tiktok

Bản quyền thuộc về https://phongthuytonquyen.com/. Thiết kế bởi Hpsoft.vn
To top
tiktok icon youtube icon messenger icon zalo icon
call icon