Tóm tắt nội dung [Ẩn]
- Huyền Không Phi Tinh là gì? Ý nghĩa và ứng dụng trong Phong thuỷ (P1)
- 1. Huyền không phi tinh là gì?
- 2. Ngũ hành trong Huyền Không Phi Tinh
- 3. Phương hướng trong Huyền Không Phi Tinh
- 4. Ngũ Khí trong Huyền Không Phi Tinh
- 5. Tạng Phủ trong Huyền Không Phi Tinh
- 6. Hình dáng Ngũ hành trong Huyền Không Phi Tinh
- 7. Quẻ dịch trong Huyền Không Phi Tinh
- 8. Thiên Can trong Huyền Không Phi Tinh
- 9. Địa chi trong Huyền Không Phi Tinh
- 10. Sinh khắc của Ngũ hành trong Huyền Không Phi Tinh
- 11. Ngũ hành phản sinh trong Huyền Không Phi Tinh
- 12. Ngũ hành phản khắc trong Huyền Không Phi Tinh
Huyền Không Phi Tinh là gì? Ý nghĩa và ứng dụng trong Phong thuỷ (P1)
Trong Phong thủy luôn tồn tại 3 trường phái đó là:
☯ PHONG THỦY ĐỊA LÝ
☯ PHONG THỦY PHƯƠNG HƯỚNG
☯ HUYỀN KHÔNG PHI TINH
Hai khái niệm Phong Thủy Địa Lý và Phương Hướng khá quen thuộc với mọi người, nhưng Huyền Không Phi Tinh lại là khái niệm ít người biết đến.
Vậy Huyền không phi tinh là gì và Ngũ hành nó có ý nghĩa như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé!
1. Huyền không phi tinh là gì?
Là một trong ba trường phái của phong thủy ngũ hành, Huyền không phi tinh là bộ môn phong thủy chuyên nghiên cứu, đánh giá quá trình dịch chuyển của các sao. Để đánh giá được, huyền không cần dựa vào phong thủy phương hướng.
Đây là trường phái phong thủy thuộc về quy luật thiên văn học. Quy luật của nó sẽ được khám phá và đúc kết bằng sự dịch chuyển của các chòm sao qua nhiều đời, giúp ta có thể dự đoán được các vận hạn trong tương lai.
2. Ngũ hành trong Huyền Không Phi Tinh
Khí âm dương luân chuyển - biến hoá mà tạo ra ngũ hành. Năm hành của ngũ hành được hình thành qua 2 giai đoạn
* Giai đoạn 1: Sinh - Nói về số thì:
- Trời = 1 sinh Thuỷ
- Đất = 2 sinh Hoả
- Trời = 3 sinh Mộc
- Đất = 4 sinh Kim
- Trời = 5 sinh Thổ
Vậy số 1,2,3,4,5 là số sinh của Ngũ hành
* Giai đoạn 2: Thành: - Nói về số thì:
- Trời 1 sinh Thuỷ, Đất 6 thành Thuỷ (1- 6 là Thuỷ tiên thiên)
- Đất 2 sinh Hoả, Trời 7 thành Hoả (2 - 7 là Hoả tiên thiên)
- Trời 3 sinh Mộc, Đất 8 thành Mộc (3 - 8 là Mộc tiên thiên)
- Đất 4 sinh Kim, Trời 9 thành Kim (4 - 9 là Kim tiên thiên)
- Trời 5 sinh Thổ, đất 10 thành Thổ (5 -10 thành Thổ)
3. Phương hướng trong Huyền Không Phi Tinh
- Kim ở phương Tây
- Mộc ở phương Đông
- Thuỷ ở phương Bắc
- Hoả ở phương Nam
- Thổ ở Trung ương
Đây cũng chính là phương vị Ngũ hành trong Hà Đồ.
4. Ngũ Khí trong Huyền Không Phi Tinh
- Phong khí (gió) thuộc Mộc
- Thử khí và nhiệt khí (khí nóng) thuộc Hoả
- Thấp khí (khí ẩm ướt) thuộc Thổ
- Táo khí (khí khô) thuộc Kim
- Hàn khí (khí lạnh) thuộc Thủy
5. Tạng Phủ trong Huyền Không Phi Tinh
- Kim: Đầu, họng, lưỡi - thuộc Phổi
- Mộc: Lông, tóc, tay chân, gan - thuộc Mật
- Thuỷ: Máu, mồ hôi, nước mắt, tai - thuộc Thận
- Hoả: Mắt - thuộc Tim
- Thổ: dạ dày, lá lách, lưng - thuộc Bụng
6. Hình dáng Ngũ hành trong Huyền Không Phi Tinh
- Kim: Tròn - Dày
- Mộc: Hẹp - Dài
- Thuỷ: Khúc khuỷu
- Hoả: Nhọn sắc
- Thổ: Vuông vức
7. Quẻ dịch trong Huyền Không Phi Tinh
- Kim: 2 quẻ CÀN - ĐOÀI
- Mộc: 2 quẻ CHẤN - TỐN
- Thuỷ: quẻ KHẢM
- Hoả: Quẻ LY
- Thổ: 2 quẻ KHÔN - CẤN
8. Thiên Can trong Huyền Không Phi Tinh
- Kim: Canh - Tân
- Mộc: Giáp - Ất
- Thuỷ: Nhâm - Quý
- Hoả: Bính - Đinh
- Thổ: Mậu - Kỷ
9. Địa chi trong Huyền Không Phi Tinh
- Kim: Thân - Dậu
- Mộc: Dần - Mão
- Thuỷ: Hợi - Tý
- Hoả: Tỵ - Ngọ
- Thổ: Thìn - Tuất - Sửu – Mùi
10. Sinh khắc của Ngũ hành trong Huyền Không Phi Tinh
* Tương SINH:
- Kim sinh Thuỷ
- Thuỷ sinh Mộc
- Mộc sinh Hoả
- Hoả sinh Thổ
- Thổ sinh Kim
* Tương KHẮC:
- Kim khắc Mộc
- Mộc khắc Thổ
- Thổ khắc Thuỷ
- Thuỷ khắc Hoả
- Hoả khắc Kim
Trong những nguyên lý tương khắc chỉ là sự tương tác giữa những vật thể với nhau để đi đến sự hủy diệt.
Như vậy, trong nguyên lý tương sinh, tương khắc của Ngũ hành, người xưa đã bao hàm cả triết lý sự sống là bắt nguồn từ Trời (Thượng Đế), nhưng trường tồn hay hủy diệt là do vạn vật trên trái đất quyết định mà thôi. Ngoài ra, nó cũng bao hàm hết cả quá trình Sinh - Vượng - Tử - Tuyệt của vạn vật rồi vậy.
11. Ngũ hành phản sinh trong Huyền Không Phi Tinh
Tương sinh là quy luật phát triển của vạn vật, nhưng nếu sinh nhiều quá đôi khi lại trở thành tai hại.
Điều này cũng ví như, một em bé cần phải ăn uống cho nhiều thì mới chóng lớn. Nhưng nếu ăn quá nhiều, thì đôi khi có thể sinh bệnh tật hoặc ảnh hưởng sức khỏe, không tốt cho cơ thể.
Đó là nguyên do có sự phản sinh trong Ngũ hành “Thái quá sinh bất cập”.
Nguyên lý của ngũ hành phản sinh:
- Kim cần có Thổ sinh, nhưng Thổ nhiều thì Kim bị vùi lấp
- Thổ cần có Hỏa sinh, nhưng Hỏa nhiều thì Thổ thành than
- Hỏa cần có Mộc sinh, nhưng Mộc nhiều thì Hỏa bị nghẹt
- Mộc cần có Thủy sinh, nhưng Thủy nhiều thì Mộc bị trôi dạt
- Thủy cần có Kim sinh, nhưng Kim nhiều thì Thủy bị đục.
12. Ngũ hành phản khắc trong Huyền Không Phi Tinh
Khác với quy luật phản sinh, Ngũ hành phản khắc là khi một hành bị khắc, nhưng do lực của nó quá lớn, khiến cho hành khắc nó đã không thể khắc được mà lại còn bị thương tổn, gây nên sự phản khắc.
Nguyên lý của ngũ hành phản khắc
- Kim khắc được Mộc, nhưng Mộc cứng thì Kim bị gãy
- Mộc khắc được Thổ, nhưng Thổ nhiều thì Mộc bị gầy yếu
- Thổ khắc được Thủy, nhưng Thủy nhiều thì Thổ bị trôi dạt
- Thủy khắc được Hỏa, nhưng Hỏa nhiều thì Thủy phải cạn
- Hỏa khắc được Kim, nhưng Kim nhiều thì Hỏa sẽ tắt.
Vậy cho nên trong sự tương tác giữa Ngũ hành với nhau không chỉ đơn thuần là Tương Sinh hay Tương Khắc, mà còn có những trường hợp Phản Sinh, Phản Khắc sẽ xảy ra nữa.
Chúng ta cần biết hết và nắm vững được những điều này, thì khi ứng dụng vào Huyền Không Phi Tinh mới đạt đến mức độ linh hoạt và tinh vi, chính xác hơn.
======================================
HỌC VIỆN KIẾN TRÚC PHONG THỦY VIỆT NAM
Tư vấn & Đào Tạo:
Phong Thủy - Tử Vi - Nhân Tướng - Nghi Lễ Thờ Cúng...
Zalo hỗ trợ tư vấn:
Hotline: 091 55 00 844 - 0968 923 305
Hoặc vào link nhóm hỗ trợ: https://zalo.me/g/yxhbpd533