Tóm tắt nội dung [Ẩn]
- SAO THÁI DƯƠNG
- 1. Tính chất - Vị trí - Ý nghĩa tướng mạo của sao Thái Dương
- 2. Ý nghĩa Công danh, Phúc thọ, Bệnh lý, Mộ phần, Con cái, Anh em
- 3. Ý nghĩa của Thái Dương và một số sao khác
- 4. Ý nghĩa của Thái dương ở các cung
- 4.1. Thái Dương ở cung Mệnh
- 4.2. Thái Dương ở cung Huynh Đệ
- 4.3. Thái Dương ở cung Phu Thê
- 4.4. Thái Dương ở cung Tử Tức
- 4.5. Thái Dương ở cung Tài Bạch
- 4.6. Thái Dương ở cung Tật Ách
- 4.7. Thái Dương ở cung Thiên Di
- 4.8. Thái Dương ở cung Nô Bộc
- 4.9. Thái Dương ở cung Quan Lộc
- 4.10. Thái Dương ở cung Điền Trạch
- 4.11. Thái Dương ở cung Phúc Đức
- 4.12. Thái Dương ở cung Phụ Mẫu
- 5. Thái Dương vào Vận Hạn
SAO THÁI DƯƠNG
1. Tính chất - Vị trí - Ý nghĩa tướng mạo của sao Thái Dương
Loại |
Chủ |
P. vị |
Hành |
Tính chất vị trí |
Ý nghĩa tướng mạo |
Quý tinh
|
Chủ về Tài lộc Quyền quý - Thanh kỳ Uy nghiêm Thông minh Khôn ngoan |
Nam Bắc Đẩu tinh - Sao thứ 9 của chòm Cửu Diệu |
Dương Hoả |
1. Vị trí: Miếu Tị, Ngọ - Vượng: Dần, Mão, Thìn - Đắc: Sửu, Mùi: 2. Tính cách:
- Thông minh, thẳng thắn, cương trực; phụ nữ đoan chính, chế giải tính chất lả lơi hoa nguyệt của Đào, Hồng, Diêu, Thai và có giá trị như Tử, Phủ, Quang, Quý, Hình. |
1. Tướng mạo:
- M,V,Đ: thân hình đẫy đà, cao vừa tầm, da hồng hào, mặt vuông vắn đầy đặn, có vẻ uy nghi, mắt sáng, dáng điệu đường hoàng bệ vệ, vẻ đẹp nói chung.
- Nhật, Nguyệt là cặp mắt. Nhật mắt trái, Nguyệt mắt phải. Độ sáng của Nhật, Nguyệt quyết định độ sáng của mắt. |
2. Ý nghĩa Công danh, Phúc thọ, Bệnh lý, Mộ phần, Con cái, Anh em
Ý Nghĩa Công danh, Tài lộc |
Ý nghĩa Phúc thọ, Tai hoạ |
Ý nghĩa Bệnh lý |
Mộ phần |
Con/AE |
- M-V-Đ:hội với Thái Âm, cát tinh: Uy quyền, địa vị lớn trong xã hội (quý). khoa bảng cao, hay ít ra rất lịch lãm, biết nhiều - Tài lộc vượng, giàu sang (phú) - Ở cung Quan là tốt nhất: quyền hành, uy tín, hậu thuẫn nhờ ở tài năng. - Hãm:Công danh trắc trở, bất đắc chí, khó kiếm tiền. - Hãm cung dương (Thân, Tuất, Tý) không đến nỗi xấu, vẫn no ấm, không giàu, hiển đạt lớn. - Dù hãm, hội nhiều trung tinh sáng sủa gia tăng tài, quan. ở Sửu Mùi gặp Tuần, Triệt án ngữ phú quý như Thái Dương M-V-Đ. Có Hóa Kỵ càng rực rỡ hơn. |
- Bệnh tật, tai họa chỉ có khi: hãm, bị sát tinh (Kình Đà Không Kiếp Diêu Hình Kỵ) xâm phạm dù là miếu địa. - Ngoài ra, có thể bị: tật về mắt, chân tay hay lên máu, tai họa khủng khiếp, yểu tử , bỏ làng tha phương mới sống lâu được. - Nữ, còn chịu thêm bất hạnh về gia đạo như: muộn lập gia đình, lấy lẽ, lấy kế, cô đơn, khắc chồng hại con.
|
- M-V-Đ: thần kinh bị ảnh hưởng vì ánh sáng mạnh gây căng thẳng: ưu tư, lo âu, nhạy cảm, mất ngủ, tăng áp huyết. Đi với Hỏa, đóng cung hỏa (Thìn, Ngọ), có thể bị loạn thần kinh đi đến loạn trí. Những bệnh trạng này cũng xảy ra nếu Nhật hãm gặp Tuần Triệt. - Hãm: Không bị sát tinh xâm phạm, trí tuệ kém minh mẫn, mắt kém. Nếu bị sát tinh, bệnh trạng sẽ nặng hơn. - Nhật Kình (Đà) Kỵ: đau mắt, tật mắt (cận thị, viễn thị, loạn thị, mắt kém) có thể mù, kém thông minh. - - Thêm Hình, Kiếp Sát: có thể bị mổ mắt |
Mộ Cha /Ông (đã mất)/Cụ nội Trong khu đất bằng phẳng.
|
5 người Trai nhiều hơn Gái. Xem ở cung Huynh Đệ, Tử Tức. Sáng sủa: hoà thuận, quý hiển. Hãm: bình thường |
3. Ý nghĩa của Thái Dương và một số sao khác
3.1. Thái Dương với những bộ sao tốt
- Nhật Đào Hồng Hỷ (tam minh): hiển đạt.
- Nhật Khoa Quyền Lộc (tam hóa): rất quý hiển, vừa có khoa giáp, giàu có, quyền tước.
- Nhật sáng Xương Khúc: lịch duyệt, bác học.
- Nhật sáng Hóa Kỵ: làm tốt thêm.
- Nhật Cự ở Dần: giàu sang hiển vinh ba đời
- Nhật (hay Nguyệt) Tam Hóa, Tả Hữu, Hồng, Khôi: lập được kỳ công trong thời loạn
- Nhật, Tứ linh (không bị sát tinh): hiển hách trong thời bình.
3.2. Thái Dương với những bộ sao xấu
- Nhật hãm, sát tinh: trai trộm cướp, gái giang hồ, suốt đời lao khổ, bôn ba, nay đây mai đó.
- Nhật Diêu Đà Kỵ (tam ám): bất hiển công danh.
- Nhật hãm, Tam Không: phú quý nhưng không bền.
- Thái Dương và Thái Âm: Nhật Nguyệt bao giờ cũng liên hệ nhau mật thiết vì thường ở vị trí phối chiếu hoặc đồng cung ở Sửu Mùi. Hai sao này tượng trưng cho hai ảnh hưởng (của cha, mẹ), tình thương (cha, mẹ), hai nhân vật (cha mẹ hoặc chồng vợ), hai dòng họ (nội, ngoại).
4. Ý nghĩa của Thái dương ở các cung
4.1. Thái Dương ở cung Mệnh
- Nhật sáng rất tốt, kém hơn Nhật sáng hội chiếu với Nguyệt. Nếu giáp Nhật, Nguyệt sáng cũng phú/quý. Các cách tốt của Nhật, Nguyệt:
- Nhật ở Ngọ, Tị, Thìn, Mão (biểu tượng của Sấm Sét): đều tốt về nhiều phương diện.
- Mệnh ở Sửu được Nhật ở Tị, Nguyệt ở Dậu chiếu: phú quý tột bậc, phúc thọ song toàn, phò tá nguyên thủ.
- Mệnh ở Mùi được Nhật ở Mão, Nguyệt ở Hợi chiếu: ý nghĩa như trên
- Mệnh VCD được Nhật Nguyệt sáng hội chiếu: thông minh, có Tuần Triệt thủ mệnh càng rực rỡ hơn.
- Mệnh ở Thìn có Nhật gặp Nguyệt ở Tuất chiếu/ngược lại: quý hiển, duy trì địa vị và tiền tài lâu dài.
- Mệnh ở Sửu hay Mùi Ngọ Nhật Nguyệt Triệt hay Tuần: cũng rất rạng rỡ tài, danh, phúc thọ.
a) Các cách trung bình của Nhật Nguyệt:
- Mệnh ở Sửu Mùi gặp Nhật Nguyệt đồng cung: no cơm ấm áo nhưng không hiển đạt lắm.
- Mệnh có Nhật ở Hợi gặp Cự ở Tị chiếu: công danh tiền bạc trắc trở buổi đầu, về già mới khá giả.
b) Các cách xấu của Nhật, Nguyệt:
- Nhật Nguyệt hãm địa
- Nhật ở Mùi Thân: không bền chí, siêng năng buổi đầu về sau lười biếng, trễ nải, dở dang
- Nhật ở Tý: người tài giỏi nhưng bất đắc chí (trừ ngoại lệ đối với tuổi Bính Đinh thì giàu sang tín nghĩa)
- Nhật Tuất Nguyệt Thìn: rất mờ ám. Cần Tuần Triệt hay Thiên Không đồng cung mới sáng trở lại.
- Nhật Nguyệt hãm gặp sát tinh: trộm cướp, dâm đãng, lao khổ, bôn ba.
4.2. Thái Dương ở cung Huynh Đệ
- Miếu vượng nhiều anh chị em, hội cát tinh quyền quý, được giúp đỡ. Lạc hãm thì không hòa thuận, thiếu lực, hay đấu đá nhau.
- Thái Âm đồng cung, nhiều anh chị em, giúp đỡ lẫn nhau.
- Cự Nhật: huynh đệ tư tưởng đối kháng mạnh, thêm cát tinh dù có thành tựu cũng không giúp đỡ gì.
- Lương Nhật: có danh tiếng phú quý, nhưng hay hiểu nhầm, gặp sát tinh, có tranh chấp tài sản.
- Hội cát tinh lộc mã cát hóa: anh chị em phú quý, có thể tương trợ.
- Hội Hình sát: khắc, thiếu hòa khí.
- Nhật Kỵ: bị liên lụy và chịu tổn hại vì anh chị em.
4.3. Thái Dương ở cung Phu Thê
- Nhật, Đồng, Quang, Mã, Nguyệt Đức: có nhiều vợ hiền thục
- Nhật, Nguyệt miếu: sớm có nhân duyên
- Nhật Xương Khúc: chồng làm quan văn. Nguyệt Xương Khúc: vợ học giỏi và giàu
4.4. Thái Dương ở cung Tử Tức
- Nhật ở Tý: con cái xung khắc với cha mẹ
- Nhật, Nguyệt, Thai: có con sinh đôi
4.5. Thái Dương ở cung Tài Bạch
- Nhật Nguyệt Tả Hữu Vượng: triệu phú
- Nhật Nguyệt sáng sủa chiếu: rất giàu có
4.6. Thái Dương ở cung Tật Ách
- Nhật Nguyệt hãm gặp Đà Kỵ: mù mắt, què chân, khản tiếng.
4.7. Thái Dương ở cung Thiên Di
- Nhật Nguyệt Tam Hóa: phú quý quyền uy, người ngoài hậu thuẫn kính nể, giúp đỡ, trọng dụng
- Nhật Nguyệt sáng gặp Tả Hữu Đồng Tướng: được quý nhân trọng dụng, tín nhiệm
4.8. Thái Dương ở cung Nô Bộc
- Nhật Nguyệt sáng: người dưới, tôi tớ lạm quyền
- Nhật, Nguyệt hãm: tôi tớ ra vào luôn, không ai ở lâu bền.
4.9. Thái Dương ở cung Quan Lộc
- Có số nắm quyền. Sáng sủa hội cát tinh: Tả Hữu, Xương Khúc, Khôi Việt, Khoa Quyền Lộc: đại quý, quan lớn, sự nghiệp vĩ đại.
- Hãm hội cát tinh: không mất đi phú quý, không bằng sáng sủa, phúc không dài lâu.
- Hội sát tinh: Kình Đà Hỏa Linh Không Kiếp Hóa Kỵ: địa vị thấp kém, phù hoa mà không thực, không có phú quý, thành tựu.
- Sáng sủa hội Tứ sát, Không Kiếp: chịu gian khổ, bận bịu, không thuận lợi, vẫn có thể khắc phục nghịch cảnh, có thời phú quý.
- Hội Quyền, Lộc rất tốt.
- Gặp Hóa Kỵ: cạnh tranh, áp lực, thị phi thất bại nặng nề; sáng sủa có thể gặp thành công ngoài dự kiến.
- Nhật Hình đồng cung: là quân nhân hoặc nhân viên cảnh vụ.
4.10. Thái Dương ở cung Điền Trạch
- Tổ nghiệp hay sản nghiệp suy thoái dần, bất luận miếu hãm; khó giữ được tổ nghiệp, có sự biến đổi.
- Sáng sủa, hội cát tinh: sản nghiệp ngày càng nhiều, có thể kinh doanh nhà đất.
- Hãm hội Tứ sát Không Kiếp Hao Kỵ thì hoàn toàn không có;
- Đắc hoặc bình hòa, trung niên có thể tự xây dựng được.
- Nhật Nguyệt ở Sửu Mùi: thừa hưởng tổ nghiệp, tự xây dựng thì tốt. Hội cát tinh nhiều sản nghiệp, hoặc nhà cửa có nhiều phòng ốc. Thích hợp kinh doanh nhà đất, mệnh có cát diệu thủ chiếu chủ cự phú.
- Cự Nhật ở Dần Thân: trước không có sau tự xây dựng được, ở Dần thì tốt đẹp, ở Thân thì tổ nghiệp suy thoái mà khó giữ. Vì sản nghiệp mà luôn trong trạng thái tranh đấu.
- Lương Nhật ở Mão Dậu, vì nhà cửa hay tài sản công kiện tụng tranh đấu, được thừa kế tổ nghiệp, ở Mão thì tốt hơn, ở Dậu thì ít.
4.11. Thái Dương ở cung Phúc Đức
- Sáng sủa: tính tình cởi mở, tuy vất vả và hay than vãn, nhưng cũng có sự hưởng thụ tinh thần;
- Lạc hãm thì tự chuốc điều tiếng thị phi, hay buồn phiền, nóng nảy, bất an.
- Nóng vội, thích động không thích tĩnh, thông minh sáng dạ, nhiệt thành với xã hội, phát đạt trong cái bận rộn, có quí nhân phù trợ.
- Sáng sủa phúc thọ quí. Hãm hay tự khiến bản thân bận rộn, hội Tứ sát giảm phúc thọ, vất vả gian khổ. Đối với nữ là mẫu người của sự nghiệp.
- Nữ lấy chồng nhiệt tình, biết hưởng thụ khoái lạc. Mệnh/Phúc có Đào Hoa chiếu thì nặng thêm, nhu cầu tình dục cao, hoặc dâm loạn.
- Kình Hỏa thủ chiếu: ngược xuôi tất tả, hoặc vì chuyện của người khác mà bận rộn.
- Nhật Nguyệt ở Sửu Mùi: đại cát, bận rộn nhưng vẫn có thể hưởng thụ an nhàn vui vẻ.
- Cự Nhật ở Dần Thân sáng: tuổi trẻ vất vả sau an nhàn, trong cái bận rộn mà sinh phúc.
- Lương Nhật ở Thìn Tuất: biếng nhác, chủ kiến rất mạnh, tự tìm bận rộn. ở Mão thì phúc lộc song toàn, ở Dậu thì lao tâm khổ tứ nhưng vẫn khó khăn.
4.12. Thái Dương ở cung Phụ Mẫu
- Nhật Nguyệt gặp Tuần Triệt: cha mẹ mất sớm.
- Nhật Nguyệt đều sáng sủa: cha mẹ thọ
- Nhật sáng, Nguyệt mờ: mẹ mất trước cha. Nhật mờ, Nguyệt sáng: cha mất trước mẹ
- Nhật Nguyệt sáng: sinh ban ngày - mẹ mất trước, sinh ban đêm - cha mất trước
- Nhật Nguyệt mờ: sinh ban ngày - cha mất trước, sinh ban đêm - mẹ mất trước
- Nhật Nguyệt ở Sửu Mùi: không gặp Tuần, Triệt: sinh ngày - mẹ mất trước, sinh đêm - cha mất trước; gặp Tuần, Triệt: sinh ngày - cha mất trước, sinh đêm - mẹ mất trước.
5. Thái Dương vào Vận Hạn
- Nhật sáng: hoạnh phát danh vọng, tài lộc
- Nhật mờ: đau yếu, hao tài, sức khỏe cha/chồng suy kém. Gặp Tang, Đà, Kỵ là cha hay chồng chết.
- Nhật Long Trì: đau mắt
- Nhật Diêu Đà Kỵ: đau mắt nặng, ngoài ra còn có thể bị hao tài, mất chức.
- Nhật Kình Đà Hoả Linh: mọi việc trắc trở, sức khỏe của cha/chồng rất kém, đau mắt nặng, tiêu sản
- Nhật Kỵ Hình ở Tý Hợi: mù, cha chết, đau mắt nặng.
- Nhật Cự: thăng chức - Nhật Nguyệt Không Kiếp chiếu mà Mệnh có Kình Đà: mù hai mắt.
Cảm ơn Bạn đã đọc bài, Học Viện Kiến Trúc Phong Thuỷ Việt Nam hy vọng sẽ giúp Bạn có thêm kiến thức đầy đủ và chính xác về Tử Vi để áp dụng vào thực tế được đúng đắn nhất.
======================================
HỌC VIỆN KIẾN TRÚC PHONG THỦY VIỆT NAM
|Tư vấn & Đào Tạo
# Kiến Trúc
# Phong Thủy
# Tử Vi
# Nhân Tướng
# Nghi Lễ Thờ Cúng...
|Hotline tư vấn
091 55 00 844 - 0968 923 305 (zalo)
Hoặc vào link nhóm hỗ trợ: https://zalo.me/g/yxhbpd533